Chia Sẻ Phương Pháp Kinh Doanh Trà Sữa Từ A-Z

Nếu như bạn đang có 1 số vốn vừa phải và đang có ý tưởng kinh doanh trà sữa, thì đây là một quyết định vô cùng hợp lý trong thời điểm này. Nguyên nhân là vì xu thế giới trẻ hiện nay đang “cuồng” món thức uống trà sữa này, thực tế vẫn chưa có dấu hiệu nào hết “hot” cho loại đồ uống này. 

Tuy nhiên, nếu là người chưa có kinh nghiêm trong kinh doanh thì bạn nên cẩn trọng và tham khảo những bí quyết mở quán trà sữa dưới đây để có thể biến con đường của mình trở nên dễ dàng nhất. Cùng tìm hiểu ngay:

bí quyết kinh doanh trà sữa

  1. Xác định đối tượng khách hàng – Kinh Doanh Trà Sữa

Vấn đề đâu tiên cần lưu ý đó là việc xác định đúng đối tượng khách hàng của đơn vị. Điều này sẽ giúp bạn lên kế hoạch kinh doanh được phù hợp nhất, tốt nhất.

Cụ thể, bạn cần xác định đối tượng khách hàng của mình là ai?  Học sinh, sinh viên, hay là dân văn phòng? Họ uống trà sữa bao lần 1 tháng? Chi bao nhiêu tiền cho loại đồ uống mà mình yêu thích? Họ thích hương vị trà sữa như thế nào?

  1. Kinh Doanh Trà Sữa cần bao nhiêu vốn?

Thông thường để mở quán trà sữa bạn cần dự trù ngân sách từ 20 triệu cho đến hàng trăm triệu. Số tiền cần sự dụng đến ít hay nhiều phụ thuộc vào mô hình kinh doanh bạn sẽ mở.

Nếu ít vốn bạn có thể bắt đầu bằng kinh doanh bán online, nhận ship hàng khi khách yêu cầu. Bạn cũng có thể mở 1 quán với diện tích nho nhỏ nhưng được thiết kế 1 cách tinh tế, thu hút v.v…

Các khoản chi phí cần tính đến:

  • Tiền thuê nhà (thường tính theo kì hạn tối thiểu 6 tháng)
  • Chi phí cần bỏ ra thiết kế quán hoặc sửa sang lại nếu cần
  • Mua 1 số trang thiết bị cần thiết
  • Chi phí nguyên liệu pha chế
  • Lương nhân viên, tiền điện nước, tiền thuế
  • Chi phí làm giấy phép kinh doanh,
  • Chi phí marketing, khuyến mãi.

cách thức kinh doanh trà sữa

  1. Chọn địa điểm Kinh Doanh Trà Sữa

Sau khi xác định xong đối tượng khách hàng, ta cần lựa chọn địa điểm mà khách hàng của mình hay lui tới. Nên chọn những nơi gần trường học, ở các khu đông dân cư, khu vui chơi giải trí, khu phố tập nập.

Tuy nhiên giá thuê tại những nơi này rất đắt đỏ, nếu hạn hẹp ngân sách bạn có thể chọn vị trí rẻ hơn, hoặc lùi vào trong ngõ một chút và kết hợp với kênh bán hàng online.

không gian quán kinh doanh trà sữa

  1. Lên ý tưởng và xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu không phải việc đơn giản, nếu bạn thoải mái ngân sách và muốn “chuẩn” từ đầu thì bạn có thể nghĩ tới mua nhượng quyền thương hiệu từ một trong số các chuỗi trà sữa lớn: Dingtea, Royal Tea, Gongcha, Koi… giá của thương hiệu và công thức pha chế dao động từ vài trăm triệu cho đến tiền tỷ.

Nếu bạn muốn xác định dấu ấn riêng của quán hoặc chi phí không được xông xênh lắm thì bạn có thể xây dựng 1 thương hiệu trà sữa của riêng mình. Cách này sẽ giúp bạn chủ động trong kinh doanh và đặc biệt có thể tiết kiệm vốn đầu tư để chi trả cho các khoản phí xây dựng và duy trì quán.

  1. Thiết kế và trang trí quán trà sữa

Theo xu thế hiện nay, các khách hàng đến café/ trà sữa không chỉ để uống nước mà còn để chụp ảnh, check-in, trải nghiệm không gian. Vì vậy trang trí quán trà sữa bắt mắt, lung linh khi lên hình chắc hẳn sẽ thu hút nhiều người ghé qua hơn. Nếu có khiếu về thiết kế bạn có thể tự lên ý tưởng, còn không hãy thuê các đơn vị chuyên nghiệp.

  1. Đi học công thức pha chế trà sữa

Học một khóa pha chế trà sữa là điều cần thiết. Tại đây sẽ chỉ cho bạn nhiều  điều cần thiết trong qua trình kinh doanh, bạn sẽ nắm được mở quán trà sữa cần những điều gì, từ đó lên kế hoạch chuẩn bị tốt nhất cho quán.

Thực tế, với 1 menu hoàn chỉnh nên được chia thành các nhóm đồ uống cụ thể, cho khách hàng nhiều sự lựa chọn với từ 20-30 món trở lên, với các món đồ uống thịnh hành cũng như đa dạng về topping cho khách hàng thoải mái lựa chọn.

kinh doanh trà sữa

 


Xem thêm: Quán trà sữa vắng khách phải làm gì

 

 

   7. Chuẩn bị máy móc, nguyên liệu cho quán trà sữa

Máy móc làm trà sữa: Máy dập nắp, Bình ủ trà, Nồi nấu trà, Máy xay đá, Máy làm lạnh, Máy làm đá, Máy định lượng đường.

Nguyên liệu pha chế cho trà sữa: Trà, sữa, hương liệu, các loại topping…

Xin nói thêm rằng, bạn sẽ phải làm thủ tục pháp lý và giấy phép. Để có thể làm ăn lâu dài thì cần phải có đầy đủ thủ tục pháp lý. Hãy có gắng hoàn thiện tất cả giấy tờ liên quan đến kinh doanh trước khi mở quán để tránh những rủi ro sẽ gặp phải về sau này.

  1. Tuyển nhân viên và lên quy trình hoạt động cho quán

Nếu đã có kiến thức về pha chế trà sữa, việc tuyển người của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn cũng sẽ thuận tiện hơn trong việc giám sát và điều hành nhân viên. Hãy bắt đầu từ việc huấn luyện nhân viên: về pha chế, phục vụ, thanh toán và cung cách phục vụ. Nhân viên chính là cốt lõi để 1 quán vận hành thành công.

Nếu bạn không thể ở quán mỗi ngày, bạn cũng nên lựa chọn phần mềm bán hàng và quản lý quán trà sữa để luôn theo dõi doanh số bán hàng, biết được thu-chi, hàng tồn và lợi nhuận được chi tiết nhất.

  1. Lên kế hoạch marketing Kinh Doanh Trà Sữa

Khai trương là ngày quảng cáo cho khách hàng biết đến và ghé thăm quán. Do dó, Nếu thu hút được 1 lượng khách lớn vào ngay thời điểm này, cộng thêm với đồ uống ngon và thái độ phục vụ tốt, quán của bạn sẽ duy trì được 1 lượng khách quen ổn định trong những thời gian sắp tới.

Tổ chức một chương trình ưu đãi hay khuyến mãi

1 số gợi ý cho bạn: 

  • Mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1…
  • Giảm giá theo %
  • Khách mời nổi tiếng tham gia khai trương
  • Miễn phí hoặc tặng kèm đồ ăn/đồ uống
  • Ưu đãi cho 100 khách đầu tiên tới quán
Quảng bá cho chương trình
  • Phát tờ rơi
  • Quảng cáo trên mạng xã hội: Facebook, zalo, Instagram
  • Quảng cáo thông qua các trang báo mạng nổi tiếng: Kenh14, Zing news
  • Quảng cáo trên các website về ẩm thực: Foody, Lozi…
  • Truyền miệng qua bạn bè, người quen.
  • Hợp tác với các trang bán deal như: Hot deal, Mua chung…

Có rất nhiều cách để quảng bá cho quán của bạn. Hãy cân nhắc để lựa chọn trên 2 tiêu chí là ngân sách sẵn có và đối tượng khách hàng bạn hướng tới mà quyết định với hình thức nào.

Hy vọng rằng với nhưng thông tin vừa cung cấp, bạn đã có thể lên 1 bảng kế hoạch hoàn chình cho việc kinh doanh trà sữa của đơn vị mình. Chúc bạn thành công.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *